Dịch vụ thẻ Cho vay cá nhân Cho vay doanh nghiệp Chuyển tiền Trả góp qua thẻ tín dụng Tiết kiệm Ngân hàng điện tử Nộp thuế điện tử Thanh toán quốc tế Tiền gửi thanh toán Bảo hiểm Tiết kiệm Quy định xử lý rủi ro đối với người gửi tiền mất năng lực hành vi dân sự? Người gửi tiền mất năng lực hành vi dân sự không thể giao dịch trực tiếp với KienlongBank, người đại diện khác đến giao dịch phải xuất trình: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu. Thẻ tiết kiệm (bản gốc). Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án đối với người gửi tiền. Giấy tờ chứng minh người đến giao dịch là người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền. Quy định xử lý rủi ro đối với người gửi tiền đã chết? Trường hợp 1: Người gửi tiền đã có di chúc đối với số tiền gửi tại KienlongBank. Những người được thừa kế đến rút tiền gửi phải xuất trình: Di chúc (bản sao có chứng thực) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố người gửi tiền đã chết (bản sao có chứng thực) Thẻ tiết kiệm (bản gốc) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nhận thừa kế Trường hợp 2: Người gửi tiền không có di chúc với số tiền gửi tại KienlongBank. Người thừa kế đến rút tiền gửi phải xuất trình: Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố người gửi tiền đã chết (bản sao có chứng thực) Văn bản thỏa thuận phân chia di sản do những người đồng thừa kế lập được công chứng theo quy định của pháp luật Thẻ tiết kiệm (bản gốc) Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người nhận di sản Đối với các sổ tiết kiệm có đóng dấu “Không rút trước hạn”, khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, ngân hàng xử lý như thế nào? Sổ tiết kiệm đóng dấu “Không rút trước hạn”, khách hàng không thể thực hiện rút tiền khi chưa đến hạn thanh toán. Điều này đã được quy định trong thể lệ sản phẩm khi khách hàng gửi tiền. Khách hàng có thể cầm cố thẻ tiết kiệm để giải quyết nhu cầu vốn đột xuất của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng như tai nạn bất ngờ, thiên tai lũ lụt, tang chế, ... KienlongBank vẫn linh động giải quyết cho khách hàng rút trước hạn theo đúng quy định. Trường hợp ngày đến hạn trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, số tiền lãi của khách hàng được tính thế nào? Nếu ngày đến hạn trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngân hàng sẽ thực hiện chi trả tiền vào ngày làm việc liền kề trước ngày nghỉ, ngày lễ, số tiền lãi của khách hàng được tính như sau: - Từ ngày gửi cho đến ngày liền kề trước ngày nghỉ, ngày lễ: số tiền lãi khách hàng nhận được tính trên ngày gửi tiền thực tế với lãi suất có kỳ hạn của sản phẩm. Có thể giao dịch rút tiền - tất toán sổ tại nơi khác nơi mở sổ được không, khách hàng có tốn phí không? Khách hàng có thể giao dịch tại bất cứ đơn vị nào trong hệ thống KienlongBank trên toàn quốc. Tất cả các giao dịch liên quan đến gửi/rút tiết kiệm đều được thực hiện miễn phí. Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm như nhận gốc, lãi, tái tục, tất toán sổ… được làm như thế nào ? Khách hàng có thể ủy quyền cho người khác giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm của mình. Người được ủy quyền khi đến giao dịch cần xuất trình những giấy tờ sau: - Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu - Giấy ủy quyền (có thể được lập tại KienlongBank hoặc lập tại cơ quan công chứng. - Thẻ tiết kiệm. Bằng cách nào để khách hàng có thể tra cứu số dư hoặc thông tin giao dịch tài khoản mà không cần phải đến KienlongBank? Khách hàng không cần phải đến KienlongBank nhưng vẫn có thể cập nhật được số dư và thông tin giao dịch tài khoản thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking. Để được sử dụng được các dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký trực tiếp tại quầy. Có thể kiểm tra số dư tiền gửi thông qua mã QR Code trên Sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng tiền gửi Thủ tục rút tiền như thế nào? Nếu rút tiền gửi tiết kiệm, khách hàng xuất trình Sổ tiết kiệm và Giấy tờ xác minh thân nhân (hoặc CMND, hoặc CCCD, hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực. « ‹ 1 2