• English

Tin thị trường

Hiệp định CPTPP tạo áp lực cải cách thể chế rất lớn

VOV.VN - Khi tham gia CPTPP Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội, nhưng cũng sẽ gặp phải không ít thách thức từ việc cạnh tranh hàng hóa và cải cách thể chế.

Đến thời điểm hiện tại, có 6/11 quốc gia ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã phê chuẩn Hiệp định, bao gồm Mexico, Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore, Australia. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội xem xét để chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. 

Vẫn phải phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu

Các chuyên gia cho rằng, khi Việt Nam gia nhập CPTPP chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội, nhưng cũng sẽ gặp phải không ít thách thức. Bởi CPTPP sẽ tạo nên một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, với thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, có quy mô kinh tế chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu.

Ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, xét về tổng thể, Hiệp định CPTPP có lợi cho Việt Nam, nhưng thấp hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên thái Bình Dương (TPP).

Cụ thể, do tác động của cắt giảm thuế quan, Hiệp định CPTPP có thể giúp GDP tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD (trong TPP, con số này là khoảng 6,7%). Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (2,01%).

Cũng theo ông Thắng, khi tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam dự kiến đạt được lợi ích từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch xuất khẩu khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD).

“Do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nguy cơ thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế theo thời gian, việc tăng xuất khẩu chủ yếu là sang các nước trong CPTPP nên Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đối với nhập khẩu, mức độ tăng thêm do CPTPP từ các nước trong khối là không lớn, việc tăng thêm nhập khẩu sẽ chủ yếu từ các nước ngoài CPTPP. Do đó, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một số nước hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc ngay cả khi có CPTPP”, ông Thắng phân tích.

Nhận xét về CPTPP, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, các cam kết về xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình và tự do hóa dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định CPTPP được giữ nguyên từ Hiệp định TPP trước đây. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng những cam kết cắt giảm thuế từ hơn 90%, thậm chí lên đến 95%

VOV.VN

Đăng ký nhận tin
KienlongBank