• English

Tin thị trường

Thủ tướng Chính phủ trao quyết định và giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Chiều ngày 16/11/2020, tại Trụ sở chính NHNN đã diễn ra Lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức vụ Thống đốc NHNN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Thống đốc NHNN Việt Nam đối với đồng chí Nguyễn Thị Hồng. Đến dự buổi lễ còn có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam.

thu-tuong-chinh-phu-trao-quyet-dinh-va-giao-nhiem-vu-cho-thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng tân Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Hồng được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ là Thống đốc thứ 15 của NHNN Việt Nam, cũng là Thống đốc nữ đầu tiên. Tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho tân Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và ngành Ngân hàng.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, Thống đốc và ngành Ngân hàng cần kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, trong đó phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng Việt Nam.

"Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này. Nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có thể phát triển nhanh và bền vững. Trong đó cần sử dụng công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lưu ý ổn định các thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, phấn đấu tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối", Thủ tướng chỉ đạo.

thu-tuong-chinh-phu-trao-quyet-dinh-va-giao-nhiem-vu-cho-thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong-1

Nguyên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng và tân Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng ký bàn giao công tác

Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phẩn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Thủ tướng đề nghị NHNN cần nghiên cứu biện pháp giảm chi phí lãi vay, chia sẻ khó khăn cho DN. Năm nay các ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận cao để chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, người dân.

Khi nền kinh tế, các ngành lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trước tác động của dịch Covid, Thủ tướng đánh giá cao, ngành Ngân hàng vào cuộc rất nhanh với việc triển khai các chính sách quan trọng và phát huy tác dụng ngay như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 tại Thông tư 01… trong đó các NHTM có vai trò chủ lực trong triển khai thực hiện.

“Chưa có ngành nào làm nhanh như ngành Ngân hàng. Đây là cố gắng rất lớn của ngành Ngân hàng”, Thủ tướng ghi nhận.

Dù có sự cố gắng lớn, nhưng theo Thủ tướng, tín dụng năm nay tăng trưởng thấp, mới đạt gần 7%, do tác động của đại dịch Covid-19. Trong khi đó còn nhiều lĩnh vực có tiềm năng cho vay và phát triển tốt như nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xuất khẩu, thương mại điện tử, công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, y tế, giáo dục… Cùng với cho vay, các ngân hàng cần đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp về các phương án sản xuất kinh doanh, để ngân hàng có lợi và doanh nghiệp cũng có lợi. Đó mới là cái gốc của kinh doanh tín dụng bền vững.

Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng yêu cầu NHNN nhất định không được để thiếu vốn tín dụng cho các lĩnh vực và dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu, có năng lực sản xuất mới, đặc biệt các dự án ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế số, để tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Ngành Ngân hàng cũng cần tiếp tục xóa, giảm, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ cho các tỉnh miền Trung vừa qua chịu thiên tai, bão lũ trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, 4 NHTM Nhà nước cần thể hiện vai trò quan trọng để góp phần ổn định vĩ mô.

thu-tuong-chinh-phu-trao-quyet-dinh-va-giao-nhiem-vu-cho-thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong-2

Dù có sự cố gắng lớn, nhưng theo Thủ tướng, tín dụng năm nay tăng trưởng thấp, mới đạt gần 7%, do tác động của đại dịch Covid-19. Trong khi đó còn nhiều lĩnh vực có tiềm năng cho vay và phát triển tốt như nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xuất khẩu, thương mại điện tử, công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, y tế, giáo dục… Cùng với cho vay, các ngân hàng cần đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp về các phương án sản xuất kinh doanh, để ngân hàng có lợi và doanh nghiệp cũng có lợi. Đó mới là cái gốc của kinh doanh tín dụng bền vững.

Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng yêu cầu NHNN nhất định không được để thiếu vốn tín dụng cho các lĩnh vực và dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu, có năng lực sản xuất mới, đặc biệt các dự án ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế số, để tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Ngành Ngân hàng cũng cần tiếp tục xóa, giảm, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ cho các tỉnh miền Trung vừa qua chịu thiên tai, bão lũ trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, 4 NHTM Nhà nước cần thể hiện vai trò quan trọng để góp phần ổn định vĩ mô.

thu-tuong-chinh-phu-trao-quyet-dinh-va-giao-nhiem-vu-cho-thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong-3

Nhiệm vụ thứ ba Thủ tướng giao cho ngành Ngân hàng và tân Thống đốc là cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống. Trong đó cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng phải hiệu quả, đủ mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại.

Nhiệm vụ thứ tư là cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng yếu kém. Đây là nhiệm vụ trọng yếu Chính phủ và NHNN đã đôn đốc chỉ đạo, thực hiện thời gian qua, nhưng kết quả chưa như mong muốn. Do đó, NHNN cần có định hướng cụ thể đối với từng NHTM, trước hết giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ này Thủ tướng lưu ý đối với NHNN là vừa hạn chế nợ xấu gia tăng, vừa giảm nợ xấu đang có, vừa có cơ chế để các TCTD phát triển lành mạnh, bền vững; cần đặt mục tiêu Việt Nam có ngân hàng lọt vào top đầu các ngân hàng tốt nhất khu vực.

thu-tuong-chinh-phu-trao-quyet-dinh-va-giao-nhiem-vu-cho-thong-doc-nhnn-nguyen-thi-hong-4

Đối với nhiệm vụ thứ năm, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng không ngừng hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả; đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần giảm chi phí, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị NHNN trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, lắng nghe các chuyên gia, chủ động đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ các giải pháp, quyết sách thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Trước đó, NHNN tổ chức Lễ bàn giao công tác ngân hàng giữa đồng chí Lê Minh Hưng - nguyên Thống đốc NHNN và đồng chí Nguyễn Thị Hồng - tân Thống đốc NHNN Việt Nam.

Tại buổi Lễ, đồng chí Lê Minh Hưng – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam bày tỏ cảm ơn với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với ngành Ngân hàng trong suốt thời gian qua. Đồng thời tin tưởng, Đảng Nhà nước đã có sự lựa chọn sáng suốt người đứng đầu Ngành. Với quá trình công tác lâu năm trong ngành Ngân hàng, có nhiều kinh nghiệm, đồng chí Lê Minh Hưng tin tưởng đồng chí Nguyễn Thị Hồng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị là Thống đốc NHNN.

Bày tỏ vinh dự, trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm lớn lao khi ở cương vị là người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt của động hệ thống ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đó là bối cảnh mà kinh tế trong nước đang chịu tác động sâu rộng và chưa có hồi kết của đại dịch Covid-19, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động và quá trình tái cơ cấu của hệ thống các TCTD. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới biến động phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước các tác động lớn. Bối cảnh mà sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và công nghệ tài chính kinh tế số tác động tới mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi hệ thống ngân hàng với vai trò cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế cần có những bước đi phù hợp…

Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều tác động đối với chính sách tiên tệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ kế thừa những thành quả, kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo tiền nhiệm; cố gắng hết mình, đoàn kết, thống nhất cùng tập thể Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo, các đơn vị của NHNN chủ động bám sát diễn biến tình hình, nắm chắc chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật và những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Lê Minh Hưng để có những bước đi phù hợp.

Theo đó, NHNN sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của đại dịch Covid-19, chính sách tiền tệ tiếp tục thực hiện theo hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Chính sách tiền tệ tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng; Tiếp tục tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; Đẩy mạnh các biện pháp, ứng dụng không dùng tiền mặt.

Đồng thời, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng theo hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; thực hiện tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, nâng cao tính kỷ luật thị trường và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đa đạng hoá các loại hình dịch vụ, có bước đi phù hợp trong bối cảnh mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 công nghệ tài chính. Mục đích là để hướng tới hệ thống ngân hàng thực hiện tốt vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả trong nền kinh tế, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Theo thoibaonganhang.vn


Đăng ký nhận tin
KienlongBank