• English

Tin thị trường

Tháo “van” gói tín dụng 100.000 tỷ: Khi nông sản Việt vượt dầu thô

Việc cho vay nông nghiệp công nghệ cao dựa trên những đánh giá hiệu quả dự án của các ngân hàng, không thể cho vay tràn lan vì rủi ro thị trường nông sản rất lớn...

 

 Giải ngân gói tín dụng 100.000 tỷ đồng phải dựa trên đánh giá hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của dự án.

Việc giải ngân gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đã được nhiều chuyên gia, ngân hàng, doanh nghiệp mổ xẻ tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao” do báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 4/7. 

Nhiều năm liền, dầu thô là trụ cột thu ngân sách, đóng góp lớn cho GDP cả nước. Cùng với giá dầu lao dốc và giữ ở mức thấp 50 -60 USD như hiện nay, vị thế của dầu mỏ ngày một suy yếu trong nền kinh tế, thay vào đó là sự vượt lên của những ngành kinh tế sản xuất là thế mạnh của Việt Nam như nông sản. 

Theo thống kê, xuất khẩu nông sản (gạo, rau quả, hạt điều, chè, cà phê, hạt tiêu, sắn, cao su) năm 2016 đạt 15 tỷ USD. Trong giai đoạn 5 năm từ 2012 - 2016, xuất khẩu nông sản tăng trưởng khá cao, bình quân 12,8%/năm. Như vậy, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản đã vượt kim ngạch của xuất khẩu dầu thô năm 2016 khi ngành này chỉ đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ. 

Từ sự vượt lên của rau quả so với dầu thô trong nền kinh tế, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ hơn, nhằm khai thác hết những tiềm năng của ngành nông nghiệp - nuôi sống 60% dân số Việt Nam. 

Khơi thông dòng chảy gói tín dụng 100.000 tỷ đồng


Dành 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao thể hiện sự quan tâm cũng như kỳ vọng lớn của Chính phủ cho lĩnh vực công nghệ cao. Gói tín dụng đột phá nhưng việc giải ngân vẫn là một bài toán khó. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng các tiêu chuẩn để tiếp cận gói tín dụng vẫn chưa rõ ràng về đối tượng, tiêu chí vay vốn, thế chấp tài sản ra sao, lãi suất, hạn mức vay…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước mà nguồn vốn do các ngân hàng thương mại cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Lại Xuân Môn cho rằng, gói tín dụng 100.000 tỷ không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo các quy định về tín dụng thương mại. 

Một vấn đề nữa cần quan tâm là phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp là loại hình nhỏ và vừa, ông Môn cho biết nhận được nhiều phản ánh khó khăn trong việc tiếp cận gói 100.000 tỷ đồng.

Do đó, ông Môn đề nghị cần phải làm rõ các khái nhiệm liên quan đến gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đó là đối tượng được hưởng gói tín dụng. Những ưu đãi về thời gian vay, lãi suất. Thủ tục ngân hàng như điều kiện tiếp cận vốn, hạn mức… Để khơi thông dòng chảy vốn 100.000 tỷ đồng vào nông nghiệp, theo ông Môn, cần phải làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan.

"Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, song việc này cũng còn nhiều gian nan phía trước. Để khơi thông dòng chảy tín dụng này phải thống nhất được các tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, hạn mức, thời gian và lãi suất cho vay nhằm khai thác có hiệu quả gói tín dụng”, ông Môn cho hay. 

Theo báo cáo kết quả sơ bộ, đến nay, tổng dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao tại các ngân hàng thương mại đã đạt con số tương đối lớn là 32.339 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp). Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84%; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng. Đây là con số bước đầu rất đáng phấn khởi.  

Nông nghiệp công nghệ cao tiềm ẩn rủi ro

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng, tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi mới song chưa có tiền lệ, vì vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khai thác dự án. 

Vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

Ông Hùng nhấn mạnh, việc các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới... chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.

Do đó, ông Hùng cho rằng để xoá bỏ rào cản, giúp doanh nghiệp, nông dân tiếp cận gói tín dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nhanh chóng sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

"Các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ và cập nhật về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động ngân hàng đối với lĩnh vực này”, ông Hùng nhận định và yêu cầu các bộ ngành liên quan cần tăng cường đưa ra các đánh giá, dự báo và cảnh báo về thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp. Về lâu dài, đầu ra cho nông sản được ổn định thì chương trình tín dụng 100.000 tỷ mới đạt hiệu quả.

Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch sử dụng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cho vay, không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hay nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, ông Hùng cho rằng chỉ các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, thị trường ổn định thì các ngân hàng mới mạnh tay cho vay được. 

Việc giải ngân gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đã được nhiều chuyên gia, ngân hàng, doanh nghiệp mổ xẻ tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao” do báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 4/7. 

Nhiều năm liền, dầu thô là trụ cột thu ngân sách, đóng góp lớn cho GDP cả nước. Cùng với giá dầu lao dốc và giữ ở mức thấp 50 -60 USD như hiện nay, vị thế của dầu mỏ ngày một suy yếu trong nền kinh tế, thay vào đó là sự vượt lên của những ngành kinh tế sản xuất là thế mạnh của Việt Nam như nông sản. 

Theo thống kê, xuất khẩu nông sản (gạo, rau quả, hạt điều, chè, cà phê, hạt tiêu, sắn, cao su) năm 2016 đạt 15 tỷ USD. Trong giai đoạn 5 năm từ 2012 - 2016, xuất khẩu nông sản tăng trưởng khá cao, bình quân 12,8%/năm. Như vậy, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản đã vượt kim ngạch của xuất khẩu dầu thô năm 2016 khi ngành này chỉ đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ. 

Từ sự vượt lên của rau quả so với dầu thô trong nền kinh tế, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ hơn, nhằm khai thác hết những tiềm năng của ngành nông nghiệp - nuôi sống 60% dân số Việt Nam. 

Khơi thông dòng chảy gói tín dụng 100.000 tỷ đồng


Dành 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao thể hiện sự quan tâm cũng như kỳ vọng lớn của Chính phủ cho lĩnh vực công nghệ cao. Gói tín dụng đột phá nhưng việc giải ngân vẫn là một bài toán khó. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng các tiêu chuẩn để tiếp cận gói tín dụng vẫn chưa rõ ràng về đối tượng, tiêu chí vay vốn, thế chấp tài sản ra sao, lãi suất, hạn mức vay…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước mà nguồn vốn do các ngân hàng thương mại cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Lại Xuân Môn cho rằng, gói tín dụng 100.000 tỷ không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo các quy định về tín dụng thương mại. 

Một vấn đề nữa cần quan tâm là phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp là loại hình nhỏ và vừa, ông Môn cho biết nhận được nhiều phản ánh khó khăn trong việc tiếp cận gói 100.000 tỷ đồng.

Do đó, ông Môn đề nghị cần phải làm rõ các khái nhiệm liên quan đến gói tín dụng 100.000 tỷ đồng đó là đối tượng được hưởng gói tín dụng. Những ưu đãi về thời gian vay, lãi suất. Thủ tục ngân hàng như điều kiện tiếp cận vốn, hạn mức… Để khơi thông dòng chảy vốn 100.000 tỷ đồng vào nông nghiệp, theo ông Môn, cần phải làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan.

"Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, song việc này cũng còn nhiều gian nan phía trước. Để khơi thông dòng chảy tín dụng này phải thống nhất được các tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, hạn mức, thời gian và lãi suất cho vay nhằm khai thác có hiệu quả gói tín dụng”, ông Môn cho hay. 

Theo báo cáo kết quả sơ bộ, đến nay, tổng dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao tại các ngân hàng thương mại đã đạt con số tương đối lớn là 32.339 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp). Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84%; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng. Đây là con số bước đầu rất đáng phấn khởi.  

Nông nghiệp công nghệ cao tiềm ẩn rủi ro

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng, tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi mới song chưa có tiền lệ, vì vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khai thác dự án. 

Vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

Ông Hùng nhấn mạnh, việc các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới... chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.

Do đó, ông Hùng cho rằng để xoá bỏ rào cản, giúp doanh nghiệp, nông dân tiếp cận gói tín dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nhanh chóng sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

"Các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ và cập nhật về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động ngân hàng đối với lĩnh vực này”, ông Hùng nhận định và yêu cầu các bộ ngành liên quan cần tăng cường đưa ra các đánh giá, dự báo và cảnh báo về thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp. Về lâu dài, đầu ra cho nông sản được ổn định thì chương trình tín dụng 100.000 tỷ mới đạt hiệu quả.

Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch sử dụng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cho vay, không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hay nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, ông Hùng cho rằng chỉ các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, thị trường ổn định thì các ngân hàng mới mạnh tay cho vay được. 

BẠC DƯƠNG/ VnEconomy


Đăng ký nhận tin
KienlongBank