Tuy nhiên, ngân sách nhà nước không hỗ trợ tất cả, mà chỉ cung cấp tiền cho một vài hoạt động trong xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới như phí mở tài khoản, phí thường niên…và chỉ có thời hạn 1 năm.
Bà Bùi Thị Thanh An – Cục Phó Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương)
Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn USD trong 2 năm tới. Tới năm 2022, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng trưởng nhanh hơn gấp 6 lần so với thương mại truyền thống. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang tăng với tốc độ chóng mặt, năm 2014 là 17% đến năm 2020 sẽ tăng lên 41%.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường này, khi chỉ có 11% trong tổng số hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động có gian hàng trên Amazon, Ebay hoặc Alibaba; và rất ít trong số đó thành công tìm được đối tác. Có 5 lý do tạo nên tình trạng này: kỹ năng bán hàng online của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, hạ tầng internet và công nghệ chưa đáp ứng đủ yêu cầu, bất đồng ngôn ngữ, khả marketing kém và không đủ kinh phí để đầu tư.
"Sự bùng nổ của internet và các thiết bị điện tử đang tạo ra những cơ hội lớn cho SMEs của Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng toàn cầu. Thương mại điện tử không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản địa lý để tìm kiếm khách hàng mà con giúp giảm bớt chi phí trong mảng xuất khẩu cho doanh nghiệp. Thế nên, chúng ta cần phải đổi mới cách thức triển khai xúc tiến thương mại nhằm phù hợp với xu hướng tiếp cận thị trường mới của các doanh nghiệp. Xúc tiến xuất khẩu qua môi trường thương mại điện tử hay đưa thương mại điện tử vào danh mục phát triển ngoại thương là xu thế tất yếu của các Chính phủ, trong đó có Việt Nam", bà Bùi Thị Thanh An – Cục Phó Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), cho biết.
Hiện tại, thông qua Quy định 28/2018 của Chính phủ về luật phát triển thương mại cùng Thông tư 11/2019 về hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại qua môi trường thương mại điện tử, Cục Xúc tiến thương mại đã có cơ sở để hỗ trợ tài chính cho các SMEs Việt Nam khi họ tham gia lĩnh vực này.
Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp từ Cục không phải cho cả mảng xuất khẩu qua thương mại điện tử và vô hạn, mà chỉ cho một vài hoạt động cũng như không quá 1 năm. Cụ thể: phí mở tài khoản cùng phí duy trì thường niên trên các sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ 100%, quy trình đánh mã – kho bãi cộng xây dựng nhãn mác bao bì sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, được đào tạo tất cả những kỹ năng cần thiết để quản lý gian hàng và quảng bá sản phẩm – thương hiệu qua các mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Cục còn hỗ trợ kết nối giao thương trực tiếp, trong khuôn khổ các hội chợ - triển lãm giữa các nhà nhập khẩu, các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hiện Cục cũng đang phối hợp với các chuyên gia Hàn Quốc cũng như Việt Nam tại Trung tâm Thiết kế Việt Nam – Hàn Quốc, nhằm đào tạo – tư vấn cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của thiết kế - xây dựng thương hiệu, xu hướng thế giới…, tư vấn về phát triển sản phẩm và cách thức xây dựng thương hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử.
"Tối thiểu phải đủ 15 doanh nghiệp/1 sàn thì chúng tôi mới lên ngân sách để làm gian hàng chung và tối thiểu mỗi doanh nghiệp phải có 3 sản phẩm sản xuất tại Việt Nam", bà Thanh An tiết lộ tiếp.
Theo cafebiz.vn