Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố gói hỗ trợ khẩn cấp lên tới 12 tỷ USD nhằm giúp các quốc gia đối phó với các tác động về y tế và kinh tế của dịch bệnh toàn cầu Covid-19, trong bối cảnh dịch bệnh này đang ngày càng trở nên khó lường và đã lan tới hơn nhiều quốc gia.
Gói hỗ trợ của WB nhằm giúp các quốc gia cải thiện tình hình y tế
Gói hỗ trợ này nhằm giúp các quốc gia cải thiện tình hình y tế trước cuộc khủng hoảng, cũng như tác động vào khu vực tư nhân để giảm ảnh hưởng về kinh tế.
"Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là hạn chế việc truyền bệnh", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nói.
Tổ chức này cho biết họ sẽ ưu tiên các nước nghèo nhất và có nguy cơ cao nhất trong việc phân phối viện trợ để chống lại tác động của virus SARS-CoV-2, đã lan rộng đến hơn 70 quốc gia trên thế giới.
Gói hỗ trợ Covid-19 sẽ cung cấp nguồn lực ban đầu lên tới 12 tỷ USD, trong đó có 8 tỷ USD mới được bổ sung và thực hiện theo cơ chế thủ tục rút gọn.
Gói tài chính này sẽ bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay lãi suất thấp từ IDA cho các quốc gia có thu nhập thấp và các khoản vay từ IBRD cho các quốc gia có thu nhập trung bình, áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính của Ngân hàng thông qua quy trình rút gọn. Ngoài ra, IFC, đơn vị hoạt động trong khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng Thế giới, sẽ hỗ trợ các khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo việc làm.
Mỗi quốc gia, tùy theo mức độ rủi ro và nguy cơ trước dịch bệnh Covid-19, sẽ cần mức độ hỗ trợ khác nhau. Ưu tiên của World Bank là các quốc gia nghèo nhất và những quốc gia rủi ro cao nhưng năng lực đối phó còn thấp