• English

Tin thị trường

Đến cuối tháng 9/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,96%

Thông tin từ người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, đến 28/9/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,96%, nhu cầu tín dụng sẽ còn tăng cao những tháng cuối năm.

den-cuoi-thang-9-tang-truong-tin-dung-dat-10.96

Định hướng của Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm nay là tín dụng tăng 14%, có điều chỉnh theo diễn biến thực tế.

Riêng tại TP.HCM, thông tin từ NHNN chi nhánh TP.HCM đưa ra, tín dụng trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm nay ước tăng 12% so với cuối năm 2022; trong khi cùng kỳ này năm trước chỉ tăng 4,97%; năm 2020 tăng 4,99% và năm 2019 tăng 10,2%.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, tốc độ tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tăng cao gắn liền với tăng trưởng kinh tế thành phố và phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố trong 3 năm qua.

Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trong mối quan hệ đó, tăng trưởng kinh tế thành phố luôn là yếu tố môi trường, động lực thúc đẩy mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.

Các ngành, lĩnh vực kinh tế: xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng, thương mại, du lịch và dịch vụ; lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tiếp tục duy trì phục hồi nhanh; hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn hiệu quả… là điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn mở rộng và tăng trưởng tín dụng.

Trong đó, dư nợ cho vay ngoại tệ (chủ yếu cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, đối tượng đủ điều kiện vay vốn bằng ngoại tệ) đạt 205.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm; cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng với lãi suất ưu đãi đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực, gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa; nông nghiệp và nông thôn; xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm nay.

Cho vay khu công nghiệp - khu chế xuất đạt 224.203 tỷ đồng, tăng 14,67% so với cuối năm; các chương trình tín dụng khác đều đạt tốc độ tăng trưởng khá, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực trên tăng trưởng.

Ngược lại, sự phục hồi và tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực trên cũng chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong suốt thời gian qua, sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đồng thời, cơ chế chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương và chương trình phục hồi tăng trưởng kinh tế được tổ chức triển khai thực hiện tốt trên địa bàn, trở thành yếu tố môi trường thuận lợi không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng mà còn là động lực để các TCTD trên địa bàn mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

Trong đó, các chính sách về cơ cấu lại nợ; về miễn giảm lãi suất và cho vay mới với lãi suất thấp; chính sách tỷ giá và các chương trình tín dụng hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, các ngành lĩnh vực ưu tiên phát triển của NHTW phát huy tác dụng của dòng vốn tín dụng.

Chính sách cơ cấu lại nợ, gắn với việc cho vay mới với lãi suất thấp để doanh nghiệp vượt qua khó khăn đã phát huy hiệu quả và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao nhờ sự kịp thời, phù hợp và khoa học, phát huy được bản chất và hiệu quả tín dụng là cho vay, sản xuất và tăng trưởng, tạo dòng tiền và trả nợ ngân hàng.

Hiện dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn (theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14) trên địa bàn TP.HCM đạt 76.271 tỷ đồng, giảm mạnh gần 50% so với cuối năm 2021.

Đây là diễn biến tích cực, bởi doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, có thu nhập, có dòng tiền để trả nợ ngân hàng - sự hỗ trợ rất hiệu quả và thiết thực đối với doanh nghiệp. Đồng thời tác động tích cực trở lại đối với hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn, tạo động lực cho tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

NHNN khẳng định, nếu nới tín dụng, giảm lãi suất, không kiểm soát được lạm phát, chỉ một số doanh nghiệp tiếp cận được vốn hưởng lợi, còn đa phần người dân bị tác động tiêu cực.

Theo NHNN, điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng để vừa tập trung kiểm soát lạm phát cả năm nay và năm sau. Có thể khẳng định, NHNN đã điều hành tốt chính sách tín dụng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và đặc biệt 'giữ chân' dòng vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó cho thấy, chính phủ, các bộ, ngành, ngân hàng trung ương đã có các giải pháp, cách thức điều hành tin tưởng.

Mới đây, NHNN phải điều chỉnh tăng lãi suất điều hành. Trước đó, NHNN chịu nhiều áp lực điều chỉnh room tín dụng lên 15-16%, nhưng thực tế cho thấy, việc NHNN kiên định điều hành chính sách là đúng và trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn


Đăng ký nhận tin
KienlongBank