• English

Tin thị trường

BHXH Việt Nam nâng cấp phiên bản ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” mới

Nhằm tiếp tục mang lại các dịch vụ, tiện ích phục vụ tốt nhất cho người dân khi cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ra mắt bản nâng cấp ứng dụng VssID phiên bản 1.5.3 trên cả 2 kho ứng dụng (AppStore và Google Play).

Tại phiên bản nâng cấp 1.5.3, ứng dụng VssID được cập nhật, bổ sung nhiều tính năng mới ưu việt, tiện dụng hơn cho người dùng.

bhxh-viet-nam-nang-cap-phien-ban-ung-dung-moi

Cụ thể, tại bước đăng ký tài khoản, VssID bổ sung chức năng cho phép người dùng đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH ngay trên ứng dụng (ngoài cách thông qua Cổng Dịch vụ công như trước đây).

Tích hợp thêm tính năng hỗ trợ tra cứu, quét mã QR thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), thẻ căn cước công dân để tự động điền các thông tin về: Mã số BHXH, họ tên, số căn cước công dân, địa chỉ…, thay cho việc nhập bằng tay trong phần khai thông tin đăng ký tài khoản. Tính năng này giúp cho việc nhập dữ liệu cá nhân chính xác và nhanh hơn với cách nhập thông tin thông thường.

Cùng với đó, ứng dụng mới này bổ sung thêm tính năng lựa chọn gửi e-mail tờ khai: sau khi nhập xong tờ khai người dùng chọn gửi e-mail tờ khai tới cơ quan BHXH đã chọn và chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân khi đến cơ quan BHXH (đã chọn trong tờ khai) để thực hiện bước xác minh tài khoản, thay vì phải tự in tờ khai như trước đây.

Bổ sung tiện ích "Mời cài đặt VssID" cho phép người dùng ứng dụng gửi tin nhắn với nội dung là đường dẫn để cài đặt VssID trên các kho ứng dụng của hệ điều hành AppStore và Google Play. Với tiện ích này, người dùng ứng dụng có thể dễ dàng mời bạn bè, người thân sử dụng VssID.

Ngoài bổ sung các tiện ích trên, phiên bản ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” mới bổ sung 01 dịch vụ công trực tuyến “Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin” dành cho cá nhân. Nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên ứng dụng lên 4 dịch vụ công (3 dịch vụ công đã cung cấp trước đó gồm: Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; Chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng BHXH)…

Qua thống kê của BHXH Việt Nam, sau 6 tháng đưa vào sử dụng ứng dụng “VssID - BHXH số” với nhiều tiện ích cho người dùng, đến hết ngày 16/5/2021, toàn quốc đã có hơn 6,44 triệu lượt tải, cài đặt, đăng ký sử dụng ứng dụng, với hơn 5,6 triệu hồ sơ hợp lệ được duyệt, đạt 22,18% so với tổng chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch số 818/KH-BHXH của BHXH Việt Nam.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng cho người dân, góp phần cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, mới đây, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1115/BHXH-TST gửi Bộ Y tế, đề nghị bộ này cho ý kiến thống nhất về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - BHXH số” trong khám chữa bệnh BHYT trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 01/6/2021.

Việc sử dụng hình thức thẻ BHYT trên ứng dụng VssID phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHYT theo quy định tại Khoản 25, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 10, Điều 41 Luật BHYT).

Người sử dụng thẻ không lo mất, quên thẻ BHYT như đã xảy ra đối với thẻ BHYT giấy; đồng thời, giúp giảm thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh của cả người tham gia và cơ sở khám chữa bệnh, do thẻ có mã QR code được tự động tăng độ phân giải, tăng độ sáng hiển thị làm rõ các thông tin trên thẻ BHYT.

BHXH Việt Nam cũng đã phát hành “Hướng dẫn cài đặt và đăng ký tài khoản VssID phiên bản 1.5.3”, để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, cài đặt và sử dụng ứng dụng.

Qua thống kê của BHXH Việt Nam, sau 6 tháng đưa vào sử dụng ứng dụng “VssID - BHXH số” với nhiều tiện ích cho người dùng, đến hết ngày 16/5/2021, toàn quốc đã có hơn 6,44 triệu lượt tải, cài đặt, đăng ký sử dụng ứng dụng, với hơn 5,6 triệu hồ sơ hợp lệ được duyệt, đạt 22,18% so với tổng chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch số 818/KH-BHXH của BHXH Việt Nam.

Theo tapchitaichinh.vn


Đăng ký nhận tin
KienlongBank