• English

Tin thị trường

130 ngân hàng nắm giữ 47 nghìn tỷ đô cam kết hành động vì khí hậu và phát triển bền vững

Để thúc đẩy mạnh mẽ các hành động vì biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các ngân hàng hàng đầu và Liên hợp quốc ngày 22/9/2019 đã công bố Các nguyên tắc Ngân hàng có Trách nhiệm, với 130 ngân hàng nắm giữ khối tài sản 47 nghìn tỉ đô – 1/3 khối ngân hàng toàn cầu đã ký vào văn bản này.

Bản Nguyên tắc được đưa ra một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh về Hành động Khí hậu tại New York, các ngân hàng cam kết chiến lược hợp tác kinh doanh của họ phù hợp với thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, và họ tăng cường đóng góp của mình để đạt được cả hai.

Với việc ký vào bản Nguyên tắc này, các ngân hàng cho biết họ tin rằng “chỉ trong một xã hội hòa nhập được xây dựng dựa trên phẩm giá con người, công bằng và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” thì nhân viên, khách hàng và doanh nghiệp của họ mới thịnh vượng.

Với việc các nhà lãnh đạo toàn cầu cùng nhau chia sẻ những hành động mà họ đang thực hiện để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu trong tuần này tại New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc General António Guterres phát biểu khai mạc tại sự kiện, có sự tham gia của 130 bên ký sáng lập và hơn 45 giám đốc điều hành cho biết “Nguyên tắc của Liên hợp quốc về Ngân hàng có Trách nhiệm là 1 bản hướng dẫn cho ngành ngân hàng toàn cầu để đáp ứng, thúc đẩy và hưởng lợi ích từ kinh tế phát triển bền vững. Nguyên tắc được tạo ra nhiệm vụ có thể nhận trách nhiệm và tham vọng có thể thúc đẩy hành động.”

Các nguyên tắc được hỗ trợ bởi một khung triển khai mạnh mẽ trong đó xác định trách nhiệm rõ ràng và yêu cầu mỗi ngân hàng phải thiết lập, công bố và làm việc hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng. Bằng cách tạo ra một khuôn khổ chung hướng dẫn các ngân hàng phát triển kinh doanh và giảm thiểu rủi ro thông qua việc hỗ trợ chuyển đổi kinh tế và xã hội cần thiết cho một tương lai bền vững, Nguyên tắc này mở đường cho việc chuyển đổi sang hướng ngành ngân hàng bền vững.

“Một ngành ngân hàng có kế hoạch cho các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác không chỉ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế carbon thấp và có khả năng chống chịu khí hậu, mà còn có thể hưởng lợi từ nó”, ông Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết. “Khi hệ thống tài chính thoái vốn từ các ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch và cạn kiệt tài nguyên sang các giải pháp đầu tư tài chính xanh, mọi người sẽ đều chiến thắng trong dài hạn.”

Mặc dù các hành động đối với biến đổi khí hậu đang ngày càng phát triển, nhưng vẫn còn thiếu những điều cần thiết để đáp ứng mục tiêu 1,5 ° C của Thỏa thuận Paris. Trong khi đó, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm ở mức báo động và ô nhiễm đang cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm.

Nhiều tham vọng được hỗ trợ bởi một bước thay đổi đầu tư từ khu vực tư nhân, là cần thiết để giải quyết những thách thức này và đảm bảo rằng con người tồn tại theo cách đảm bảo chia sẻ tài nguyên công bằng trong các ranh giới hành tinh. 

Các ngân hàng và tư nhân có thể được hưởng lợi từ khoản đầu tư mà họ đưa vào để hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch này. Người ta ước tính rằng việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững có thể mở khóa 12 nghìn tỷ đô tiền tiết kiệm và doanh thu hàng năm và tạo thêm 380 triệu việc làm mới vào năm 2030.

Để chuyển sang các nền kinh tế carbon thấp và có khả năng chống chịu khí hậu nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu của Thỏa thuận Paris cần có khoản đầu tư bổ sung ít nhất 60 nghìn tỷ đô từ nay đến năm 2050. Bà Christiana Figueres, người lãnh đạo Mục tiêu 2020, người được coi là người khởi nguyên cho Thỏa thuận Paris trong vai trò là Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu cho biết “Khi ngành ngân hàng cung cấp hơn 90% tài chính ở các nước đang phát triển và hơn 2/3 trên toàn thế giới, Nguyên tắc này là một bước quan trọng để đáp ứng các yêu cầu tài chính về phát triển bền vững của thế giới.”

Về chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc là tiếng nói toàn cầu hàng đầu về môi trường. Chương trình này mang đến sự lãnh đạo và khuyến khích hợp tác trong việc quan tâm tới vấn đề môi trường bằng cách truyền cảm hứng, thông báo và cho phép các quốc gia và cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Về Nguyên tắc Ngân hàng có Trách nhiệm

Nguyên tắc Ngân hàng có Trách nhiệm được phát triển bởi một nhóm nòng cốt gồm 30 ngân hàng sáng lập thông qua quan hệ đối tác toàn cầu sáng tạo giữa các ngân hàng và Sáng kiến tài chính UNEP (UNEP FI). UNEP FI là sự hợp tác giữa UN và các tổ chức tư nhân bao gồm thành viên của hơn 240 tổ chức tài chính trên toàn cầu.

 

Theo thitruongtaichinhtiente.vn


Đăng ký nhận tin
KienlongBank